MH05: Tin học CNTT CĐK14A2
Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ. (Lý thuyết: 15 giờ. Thực hành: 58 giờ. Kiểm tra: 2 giờ)
- Chương trình “Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam” (Chương trình TVET) được ủy quyền bởi Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển CHLB Đức (BMZ) và thực hiện bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN), thuộc Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội (Bộ LĐTBXH). Mục tiêu của chương trình là nâng cao chất lượng của GDNN để thích ứng với thế giới việc làm không ngừng thay đổi, ngày càng trở nên xanh và được số hóa hơn
- Chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu, có tác động toàn diện và mang lại các mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mới cho bất kỳ tổ chức nào. Chính phủ Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện CĐS. Trong số các văn bản quy phạm pháp luật, Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020, Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 28/5/2020 và Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ là rất quan trọng. Trong GDNN, CĐS tiềm năng tạo ra những phương thức mới trong quản lý, điều hành cũng như hoạt động dạy và học. Ngoài ra, do sự thay đổi của thị trường lao động, tăng quyền tự chủ và tính cạnh tranh trong giáo dục, các cơ sở GDNN đứng trước đòi hỏi cần thúc đẩy hoạt động CĐS nhằm phát triển một hệ thống đào tạo thích ứng, linh hoạt, cởi mở và nhanh nhạy hơn để nhanh chóng đối phó với các yếu tố bên ngoài.
Chuyển đổi số được coi là một trong hai giải pháp mang tính chất đột phá trong Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quyết định số 2222/QĐ-TTg ban hành “Chương trình Chuyển đổi số trong Giáo dục Nghề nghiệp đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030”.
Lý do triển khai hoạt động: Năng lực số bao gồm những kiến thức, kỹ năng và thái độ giúp sinh viên được an toàn và được trao quyền trong bối cảnh chuyển đổi số trên toàn thế giới. Năng lực này bao gồm sự tham gia, giao tiếp xã hội, tìm kiếm và học hỏi của sinh viên thông qua các công nghệ kỹ thuật số. Vì vậy, việc đào tạo năng lực số cho sinh viên là vô cùng quan trọng. Nó giúp sinh viên có được các kỹ năng số cần thiết cho công việc và cuộc sống trong tương lai, cũng như học tập suốt đời một cách hiệu quả
- Vị trí: Môn học Tin học là môn học bắt buộc thuộc khối các môn học chung trong bài trình đào tạo cao đẳng
- Tính chất: Chương trình môn học bao gồm nội dung cơ bản về máy tính và công nghệ thông tin, cũng như việc sử dụng máy tính trong đời sống, học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này.
- Kiến thức:
+ Sinh viên trình bày và giải thích được kiến thức cơ bản về máy tính, công nghệ thông tin và truyền thông: thiết bị số, phần mềm, nền tảng, tạo nội dung, làm việc và khai thác ứng dụng trong môi trường số. Hiểu biết về an ninh, an toàn và văn hóa ứng xử khi tham gia môi trường số
- Kỹ năng:
+ Sử dụng được máy vi tính và các thiết bị số, khai thác phần mềm ứng dụng trên các thiết bị số;.
+ Học tập và làm việc an toàn trên môi trường số, khai thác và ứng dụng các nền tảng trực tuyến;.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Nhận thức được tầm quan trọng và thực hiện đúng quy định của pháp luật, có trách nhiệm trong việc sử dụng máy tính, thiết bị số và công nghệ thông tin, truyền thông; bảo vệ thông tin cá nhân trong đời sống, học tập và nghề nghiệp;.
+ - Có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong việc áp dụng chuẩn năng lực số cơ bản vào học tập, lao động và các hoạt động khác.
Giảng viên: Phạm Thị Xuân Trường Cao đẳng công nghiệp Bắc Ninh - Khoa: KH – KT - CNTT . |
---|