MH 07. Vẽ Kỹ thuật_CĐK12

Kỹ thuật cơ khí là một ngành Khoa học kỹ thuật, ứng dụng các nguyên lý vật lý, kỹ thuật và khoa học vật liệu để thiết kế, phân tích, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí. Nó là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến Thiết kế, Chế tạo và Vận hành máy móc. Kỹ thuật Cơ khí là ngành lâu đời nhất, rộng lớn nhất của Kỹ thuật. 

MĐ 01 - GC CT-CTT BDCCT VÀ BẰNG MÁY (CGKL K13A1)

Kiến thức

-            Biết các quy định chung về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe và môi trường cũng như phòng cháy chữa cháy

-            Giải thích sự ô nhiễm môi trường do các công ty đào tạo / trường dạy nghề gây ra và giải thích những đóng góp của họ cho bảo vệ môi trường.

-            Biết các chất nguy hiểm và có hại cho môi trường trong quy trình sản xuất và mô tả cách xử lý một cách chuyên nghiệp

-            Phân biệt được các phương pháp gia công bằng dụng cụ cầm tay và gia công bằng máy

-            Áp dụng đúng các phương pháp gia công có phoi và gia công biến dạng cho các trường hợp cụ thể

-            Áp dụng đúng mục đích sử dụng đối với các dụng cụ cầm tay, máy và thiết bị

-            Phân biệt được các dụng cụ đo – kiểm tra cơ khí

-            Biết các phương pháp lắp ghép và kỹ thuật mối ghép

-            Biết cách trình bày truyền thống và bằng kỹ thuật số, áp dụng được chúng.

Kỹ năng

-            Sắp xếp chỗ làm việc cá nhân trên bàn nguội và lập được trình tự các bước gia công

-            Lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ cầm tay, máy, thiết bị cũng như bảo trì được chúng

-            Lựa chọn và sử dụng được các máy khoan, cưa, bào và máy chuốt cũng như bảo trì được chúng

-            Xác định được các thông số kỹ thuật cho máy khoan, cưa, bào bằng sổ tay cơ khí

-            Lựa chọn, sử dụng và bảo trì các đồ gá uốn bằng tay và máy gia công biến dạng thủ công (máy gấp mép...)

-            Chế tạo các chi tiết bằng các phương gia công có phoi với dụng cụ cầm tay và các phương pháp gia công biến dạng

-            Lắp ghép các chi tiết bằng mối ghép ren, mối ghép dán và mối ghép hàn thiếc thành các cụm chi tiết

Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm:

Sau khi học xong mô đun đào tạo này, người học có thể làm việc một cách độc lập và theo nhóm:

-            Áp dụng các quy định chung về an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường

-            Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và năng lượng một cách hiệu quả

-            Chế tạo các chi tiết, cụm chi tiết máy một cách phù hợp theo yêu cầu

-            Kiểm tra và đánh giá kết quả làm việc


MĐ 13 - SỬ DỤNG DỤNG CỤ CẦM TAY

I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Mô đun được bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung,  và trước các môn học, mô đun đào tạo chuyên ngành.

- Tính chất:   Mô đun kỹ thuật cơ sở ngành bắt buộc.

II. Mục tiêu mô đun:

- Kiến thức

+ Trình bày đuợc cấu tạo của các dụng cụ thường dùng trong các công việc gia công nguội;

 + Trình bày được kỹ thuật gia công Nguội cơ bản như: Vạch dấu, đục, cưa, khoan, giũa kim loại;

- Kỹ năng:

+  Sử dụng các dụng cụ đo như: thước cặp, pan-me, thước lá, thước góc.

+ Lập được trình tự công nghệ gia công nguội hợp lý;

+ Lựa chọn, sử dụng thành thạo các dụng cụ dùng trong quá trình gia công nguội;

+ Làm được các công việc nguội cơ bản đạt chỉ tiêu và chất lượng;

+ Thực hiện được quy trình gia công hoàn thiện một sản phẩm.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm

+ Làm việc độc lập hoặc theo nhóm để gia công được sản phẩm đơn giản phục vụ ngành điện theo bản vẽ

+ Cẩn thận, kiên trì, có trách nhiệm với công việc được giao;

+ Bảo quản tốt dụng cụ thực tập;

+ Thu xếp nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo an toàn lao động.


Giáo viên: Nguyễn Văn Hưng

MĐ 29 - Lập trình CAD/CAM/CNC

Giúp sinh viên hiểu rõ tầm quan trọng của Lập trình CAD/CAM/CNC trong gia công cơ khí . lập trình được các chi tiết đơn giản đến nâng cao

Giáo viên: Văn Thiết

MĐ 31. Gia công trục lệch tâm trên mâm cặp 3 chấu

             Chi tiết lệch tâm là chi tiết có các mặt trụ không đồng trục với nhau. Các chi tiết lệch tâm thường được dùng trong các máy móc có cơ cấu tay quay con trượt, cơ cấu cu lít, cơ cấu 4 khâu bàn lề và các cơ cấu có tay quay, các cơ cấu nêm, kẹp, . . . Chi tiết lệch tâm có thể  có dạng trục, dạng đĩa, dạng bạc

1. Đối tượng giảng dạy

Sinh viên ngành cắt gọt kim loại và công nghệ chế tạo máy

2. Trọng tâm bài

- Tính toán và chọn được chiều dày căn đệm

- Thao tác mẫu, thực hành tiện lệch tâm

3. Phương pháp, phương tiện dạy học

 - Phương pháp giảng dạy

Trực quan, thuyết trình, đàm thoại thao tác mẫu

- Phương tiện thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu projector, máy tiện

- Hình thức tổ chức dạy học:

Phần hướng dẫn: Tập chung cả lớp

Tổ chức luyện tập: chia nhóm

Kết thúc bài giảng: Tập chug cả lớp


Giáo viên: Phan Đăng Thực

MĐ 34. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT

Thời gian thực hiện mô đun: 75 giờ ( Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 55 giờ; Kiểm tra: 5 giờ).

Giáo viên: Hiên Trương

MĐ 28: Phay CNC

Gia công phay CNC là gì?

– Gia công phay CNC là một quy trình gia công sử dụng máy công cụ được điều khiển bằng máy tính để loại bỏ dần vật liệu khỏi phôi bằng cách gắn dao phay, mũi khoan… lên trục chính
– Quá trình này phù hợp để gia công nhiều loại vật liệu, chẳng hạn như kim loại, nhựa, thủy tinh và gỗ, đồng thời sản xuất nhiều bộ phận và sản phẩm được thiết kế riêng.

Quy trình Gia công phay CNC

– Giống như hầu hết các quy trình gia công cơ khí CNC thông thường, quy trình gia công phay CNC sử dụng các điều khiển máy tính để vận hành và thao tác các máy công cụ cắt và định hình vật liệu gốc. Ngoài ra, quy trình này tuân theo các giai đoạn sản xuất cơ bản giống nhau mà tất cả các quy trình gia công CNC đều thực hiện, bao gồm:

1. Thiết kế mô hình CAD

– Quá trình gia công phay CNC bắt đầu bằng việc tạo ra một thiết kế chi tiết CAD 2D hoặc 3D. Hiện nay, đa số Công ty gia công sử dụng mô hình 3D để gia công phay CNC. Quá trình này thường được thực hiện bởi các kỹ sư cơ khí. Các phần mềm CAD phổ biến hiện nay: Fusion 360InventorSolidworksTop solid

2. Lập trình gia công phay CNC

– Người lập trình CNC sẽ sử dụng mô hình 3D để tiến hành lập trình CNC. Dựa vào hình dáng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết cần gia công.
– Người lập trình sẽ đưa ra quy trình công nghệ gia công, thiết kế đồ gá, lên danh sách các thiết bị cần thiết để chuẩn bị cho quá trình gia công. Sau đó họ sẽ dùng các lệnh chức năng của phần mềm CAM để tạo ra đường chạy dao cho máy phay CNC.
– Sau khi đã có đường chạy dao và các thông số về chế độ cắt phù hợp (tốc độ cắt và vận tốc trục chính), họ sẽ tiến hành biên dịch đường chạy dao qua một phần mềm biên dịch (post processor).
– Phần mềm biên dịch này được thiết kế riêng cho mỗi máy. Nó sẽ dịch những đường chạy dao này thành những dòng lệnh G code . Máy phay CNC hiểu được những dòng lệnh G code này và thực thi những đường chạy dao giống như những đường chạy dao đã được lập trình trong phần mềm CAM.
3. Thao tác chuẩn bị trên máy phay CNC

Trước khi tiến hành gia công phay CNC được bắt đầu, Người vận hành máy phải thực hiện các bước như sau:

Đặt đồ gá và phôi lên bàn máy

– Đồ gá có thể là ê tô hoặc khối kim loại đở chi tiết gia công chuyên dụng đã được gia công sắn. Sau khi gắn đồ gá lên bàn máy, ta tiến hành gắn phôi cần gia công lên đồ gá. Nếu phương án gia công không cần đồ gá ta có thể đặt trực tiếp phôi gia công lên bàn máy.

– Yêu cầu của bước này là phải đảm bảo phôi và đồ gá có vị trí và hướng chính xác theo hướng dẫn của người lập trình. Đồng thời, bước này phải đảm bảo phôi cố định chặt trên bàn máy và không bị di chuyển trong quá trình gia công.

Gắn dao phay lên ổ dao

– Dựa vào bảng dao mà người lập trình gởi kèm chương trình gia công CNC. Người vận thành tiến hành gắn dao phay vào bầu kẹp dao.
Trong bước này yêu cầu người vận hành phải chọn đúng bầu kẹp dao và loại dao theo yêu cầu. Đồng thời phải kiểm tra chính xác chiều dài gá dao theo bảng dao, dao gá vào không bị đảo và được siết kỹ để không bị tụt dao trong quá trình gia công.
– Sau khi chuẩn bị dao xong, người vận hành tiến hành gắn dao phay vào ổ dao máy phay. Bước này yêu cầu người vận hành gắn đúng dao vào ổ dao được ghi trển bảng dao.

Nhập thông số chiều dài so dao vào ô nhớ của máy phay CNC

– Người vận hành gọi từng dao phay gắn vào trục chính sau đó di chuyển mũi dao phay tiếp xúc với bề mặt xác định ( khối thép có bề mặt đã được gia công phẳng, đồng hồ so dao). Sau khi dao phay đã tiếp xúc với bề mặt này, người đứng máy sẽ ghi nhận giá trị tọa độ chiều dài dao so với vị trí gốc của máy và nhập vào ô nhớ chiều dài dao.
– Thực hiện tuần tự bước này cho tất cả các dao.
– Có rất nhiều phương pháp định nghĩa chiều dài dao cho máy CNC. Trên đây chỉ là một trong nhiều phương pháp đó.
– Hiện nay, để hạn chế lỗi con người phát sinh trong quá trình vận hành lấy chiều dài dao. Các máy CNC hiện nay đã được trang bị thiết bị lấy chiều dài dao tự động. Người vận hành chỉ việc gọi dao ra và chạy chương trình con lấy chiều dai dao. Máy phay CNC sẽ tự động di chuyển đến vị trí so dao nhà nhập giá trị đo được vào ô nhớ của máy
– Đây là quá trình rất dễ bị sai sót nên yêu cầu người vận hành nhập và kiểm tra lại giá trị nhập kỹ càng.

Nhập tọa độ chuẩn gia công mà chương trình CNC yêu cầu

– Người vận hành xác định vị trí chuẩn gia công và người lập trình đưa ra sau đó tiến hành xác định chuẩn gia công thực tế trên máy. Giá trị chuẩn gia công này được chứa cho các ô nhớ G54 cho đến G59. Một số máy có thể có thêm ô nhớ mở rộng. Thông thường, mỗi chương trình chỉ có một chuẩn gia công và chuẩn này được chứa trong ô nhớ G54.
– Người vận hành gắn đầu dò đánh tâm vào trục chính. Đối với dò cơ thì phải quay trục chính với vận tốc khoảng 300 vòng/phút rồi tiến hành lấy vị trí chuẩn theo trục X và vị trí chuẩn theo trục Y. Nhập hai giá trị này vào ô nhớ X và Y trong chuẩn phôi G54. 
– Đối với vị trí chuẩn theo hướng trục Z ta tiến hành xác định khoảng cách từ vị trí đo chiều dài dao đã thực hiện ở bước trên cho đến vị tí được người lập trình yêu cầu. 
– Giá trị này được nhập vào ô nhớ Z trong trong chuẩn phôi G54. Chú ý, tùy vào vị trí đo chiều dài dao cao hơn hay thấp hơn vị trí lấy chuẩn Z mà chúng ta nhập dấu dương hoặc âm cho phù hợp.
– Nếu vị trí so dao thấp hơn vị trí chuẩn Z thì ta nhập dấu âm để đưa vị trí so dao về vị trí chuẩn Z. Ngược lại, nếu vị trí so dao cao hơn vị trí chuẩn Z thì ta sẽ nhập dấu dương.
– Quy ước này nên được thống nhất và nhất quán cho tất cả các máy để hạn chế nhầm lẫn.
– Để xác định khoảng cách giữa vị trí so dao và vị trí chuẩn Z ta đó thể dùng bầu gá dao có chứa dao phay hoặc cán dao phay hoặc dùng đầu dò 3D.

Kiểm tra lại các thông số gá đặt lần cuối

– Kiểm tra lại tất cả các thông số lần cuối, đảm bảo không bỏ lọt sai sót. Bước này rất quan trọng vì nếu còn sai sót thì có khả năng gây đâm máy gây thiệt hại lớn cho nhà máy.

4.Thực hiện quá trình gia công cắt gọt

– Máy phay CNC sẽ đọc mã lệnh đưa tất cả các mã G code về giá trị mặc định.
– Máy phay CNC sẽ đọc chuẩn phôi và chương trình chọn. Thông thường là G54, máy CNC sẽ di chuyển chuẩn phôi từ vị trí home máy cho đến vị trí chuẩn phôi của chương trình bằng giá trị bù X,Y,Z được nhập trong chuẩn Phôi G54.
– Máy tiếp theo sẽ đọc dọc lệnh bù chiều dài so dao (thông thường là G43) để lấy chiều dài so dao trong ô nhớ H. Mỗi dao có một ô nhớ H. Thông thường, vị trí ô nhớ H trùng với số thự tự của dao.
– Sau khi máy nhận biết được vị trí ô nhớ H. Máy CNC sẽ cộng giá trị trong ô nhớ H này với gí trị vị trí chuẩn Z trong chuẩn phôi G54. Tổng hai giá trị này là khoảng cách bù Z từ chuẩn máy đến chuẩn gia công Z.
– Máy phay CNC sẽ tiếp tục ghi nhận các thông số cắt gọt như tốc độ quay của trục chính, vận tốc cắt các lệnh chức năng như bật nước tưới nguội, đóng cửa. Các giá trị này sẽ thay đổi dựa vào chương trình CNC trong quá trình chạy.
– Máy phay CNC sẽ tuần tự đọc từng câu lệnh từ trên xuống dưới để xác định vị trí cần di chuyển đến. Mỗi dòng lệnh sẽ chứa vị trí cần di chuyển hoặc các lệnh chức năng hoặc đồng thời bao gồm cả vị trí cần di chuyển đến và các lệnh chức năng.
– Máy CNC sau khi nhận vị trí cần di chuyển sẽ tiến hành phát xung cho động cơ servo để tiến hành di chuyển. Máy phay CNC sẽ hoàn thành di chuyển đầu dao đến vị trí được gọi trong chương trình rồi mới tiến hành đến vị trị trí tiếp theo.
– Quá trình này tuần tự thực thi tạo nên chuyển động gia công cắt gọt mà người lập trình đã tạo ra trước đó trên phần mềm CAM. 



Giáo viên: Đặng Văn Hoàn